Kinh tế phát triển thị trường hiện nay bày bán vô số bánh kẹo với những chủng loại, màu sắc thật bắt mắt nhưng vẫn không thể xóa mờ được hình ảnh của những thanh kẹo lạc giòn tan, Tuy dân dã, giản dị nhưng món kẹo lạc lại ít khi thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Kẹo lạc có vị thơm ngậy đặc trưng của vừng lạc hòa quyện với độ thanh của đường, nó vẫn là thứ đồ ăn vặt bình dị truyền thống nhất. Nói đến việc tự tay làm kẹo lạc có lẽ ai cũng ngại vào bếp, nhưng thực tế việc làm kẹo lạc rất đơn giản, mất ít thời gian đặc biệt lại đảm bảo được độ an toàn tuyệt đối. Để có một mẻ kẹo không cần chất bảo quản mà vẫn không cứng dẻo, không dai lại giòn tan, màu vàng đẹp mắt thơm ngon , thì mời các bạn tham khảo cách làm kẹo lạc qua những chia sẻ của chúng tôi nhé.
1. Kẹo lạc – món ăn dân dã

Loại kẹo truyền thống này vô cùng quen thuộc với người dân miền Bắc, nhất là với thế hệ ông, bà, cha, mẹ chúng ta. Thanh kẹo lạc giòn tan, có vị bùi béo và thơm của lạc, vừng, ăn đến đâu cảm thấy vị ngọt dịu, mát thanh của đường và mạch nha đến đấy. Thế nên dẫu ngày này bánh kẹo truyền thống có dần mất vị thế trước cơn bão bánh kẹo ngoại ồ ạt thì kẹo lạc vẫn có chỗ đứng riêng, vẫn xuất hiện từ quán cóc vỉa hè đến phòng khách gia đình.
Trẻ con thì ăn kẹo lạc không, vì nó giòn, vị nó ngọt, còn người lớn sẽ dùng kẹo lạc với nước chè để cảm nhận được sự hòa hợp đến đáng kinh ngạc của cặp đôi dân dã này. Người ta bảo cái ngọt nét của thanh kẹo làm át cái chát nồng của chè tươi, và chính vị chát ấy lại giúp xoa dịu vị sắc đến khé cổ của mật mía, khiến cặp đôi này trở nên vô cùng xứng hợp
2. Cách làm kẹo lạc đúng chuẩn

